Phát triển Tàu_ngầm_lớp_George_Washington

Năm 1957, Hải quân Hoa Kỳ bắt đầu sử dụng tàu ngầm trong vai trò răn đe hạt nhân, khi một cặp tàu diesel-điện cổ trong Thế chiến II, USS TunnyUSS Barbero, đã được chuyển đổi để có khả năng mang theo một cặp tên lửa hành trình Regulus, bắt đầu đi vào hoạt động. Sau đó Mỹ bổ sung thêm hai tàu ngầm diesel thuộc lớp Grayback, và một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, USS Halibut. Tuy nhiên, khả năng răn đe của tên lửa hành trình Regulus tỏ ra có nhiều hạn chế; vì là tên lửa hành trình, nó dễ dàng bị đánh chặn bởi các máy bay chiến đấu, tốc độ của tên lửa nhỏ hơn tốc độ âm thanh, và có tầm bắn nhỏ hơn 1000 km, trong khi tàu ngầm mang tên lửa Regulus lớn nhất có khả năng mang được tối đa năm tên lửa. Tàu ngầm bắt buộc phải nổi lên để có thể phóng tên lửa, và tên lửa được dẫn đường bằng tín hiệu radio truyền từ tàu nổi, máy bay hoặc trạm mặt đất.[3] Do những hạn chế của tên lửa hành trình, hải quân Mỹ bắt đầu chuyển hướng sang sử dụng tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm.

Tàu ngầm George Washington được hạ thủy vào ngày 30 tháng 12 năm 1959. Đây cũng là tàu ngầm đầu tiên phóng thành công tên lửa đạn đạo Polaris vào ngày 20 tháng 7 1960, và thực hiện chuyến hải trình đẩu tiên vào tháng 11 năm 1960-tháng 1 năm 1961. Đây chính là thành quả sau bốn năm nỗ lực hết mình phát triển tàu ngầm cùng với tên lửa đạn đạo SLBM của hải quân Mỹ. Ban đầu hải quân Mỹ làm việc trên loại tên lửa dựa trên tên lửa Jupiter của lục quân Mỹ, trang bị thử nghiệm bốn tên lửa nhiên liệu lỏng cho mỗi tầu ngầm.[4] Chuẩn Đô đốc W. F. "Red" Raborn được chỉ định đứng đầu phòng thiết kế đặc biệt để phát triển tên lửa Jupiter phiên bản hải quân từ cuối năm 1955.[4][5] Tuy nhiên, tại hội nghị về tác chiến tàu ngầm thuộc dự án Nobska diễn ra vào năm 1956, nhà vật lý Edward Teller đã tuyên bố rằng có thể trang bị đầu đạn đương lượng nổ 1 megaton cho tên lửa nhiên liệu rắn UGM-27 Polaris có kích thước nhỏ hơn Jupiter nhiều,[6] và điều này đã khiến hải quân Mỹ rời khỏi chương trình tên lửa Jupiter vào tháng 12 năm đó. Ngay sau đó đô đốc Burke tập trung toàn bộ nguồn lực của hải quân Mỹ vào tên lửa Polaris, với phòng nghiên cứu dự án đặc biệt của đô đốc Raborn.[5] Vấn đề của việc phóng tên lửa ngầm, thiết kế tàu ngầm mang được 16 tên lửa, hệ thống dẫn đường quán tính cho tên lửa, và một loạt các vấn đề khác đã được nghiên cứu nhanh chóng.[7] Để so sánh, tàu ngầm tương tự của Liên Xô khi đó là tàu ngầm Proyekta 629tàu ngầm Proyekta 658 chỉ có khả năng mang theo 3 tên lửa mỗi chiếc; và Liên Xô chưa thể triển khai một lớp tàu ngầm SSBN có tính năng tương tự như lớp tàu ngầm George Washington cho đến khi Liên Xô đưa vào trang bị tàu ngầm Proyekta 667 lớp Yankee.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tàu_ngầm_lớp_George_Washington http://www.astronautix.com/r/regulus1.html http://www.submarinehistory.com/FleetBallisticMiss... http://heroicrelics.org/info/jupiter/jupiter-hist.... http://nationalinterest.org/commentary/the-five-be... http://www.navsource.org/archives/08/06idx.htm https://archive.org/details/memoirstwentieth0000te... https://web.archive.org/web/20130927221928/http://... https://fas.org/nuke/guide/usa/slbm/ssbn-598.htm https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:George...